Heading, subheading là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa website. Việc sử dụng hợp lý các Heading, subheading sẽ giúp website được tối ưu tốt và thân thiện với công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng những thẻ này một cách phù hợp. Dưới đây, Usoppseo sẽ chia sẻ Subheading là gì và những thông tin liên quan cũng như cách sử dụng chúng.
Khái niệm về Heading, Subheading là gì trong Seo?

Thẻ Heading hay còn gọi là thẻ tiêu đề. Nó được dùng để nhấn mạnh và bao quát nội dung chính của một chủ đề, bài post mà chúng ta muốn nói đến. Bạn có thể tưởng tượng, cuốn sách có một tựa đề thì post trong Seo có Heading. Trong Seo có 6 Heading chính bao gồm H1, H2, H3, H4, H5 và H6. Trong đó H1 chính là tiêu đề của bài viết.

H1 là thẻ quan trọng nhất và các Seoer không bao giờ bỏ qua. Thông thường Bot của Google nhìn thấy được các thẻ trong Website nên Googlebot sẽ chú ý đến các thông tin liên quan đến tiêu đề như số từ được sử dụng, số ký tự, từ khóa chính có xuất hiện.. và nó phải chứa một mô tả cơ bản của content.
Có thể bạn cần: https://vietadsonline.com/dich-vu-backlink-gsa-uy-tin/
Các H2…H3 là các tiêu đề con hay còn gọi là Subheading. Theo thứ tự sắp xếp và ưu tiên thì chúng giảm dần về tầm quan trọng. Trong đó, 3 thẻ được dùng nhiều và quan trọng nhất khi tối ưu Website là H1, H2 và H3. Các H4, H5, H6 thường là các mục nhỏ hơn và thường ít phổ biến trong tối ưu Seo.

Tầm quan trọng của Heading, Subheading là gì?
Giống như một cuốn sách cần có tựa đề, các chương, các mục lớn nhỏ thì một site hay post của bạn có các Heading và Subheading. Chính vì thế, chúng là những yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với website, nhà đầu tư cũng như người trải nghiệm.
Đối với Website và nhà đầu tư Seo.
Một trong những tầm quan trọng đầu tiên mà Heading, Subheading tác động đến website của bạn đó là giúp cho công cụ tìm kiếm có cái nhìn rõ hơn về nội dung của trang web. Bên cạnh đó các thẻ heading hợp lý trên site sẽ giúp cho trang website thân thiện hơn với Googlebot.
Bên cạnh đó Heading và Subheading cũng giúp công cụ tìm kiếm Google hiểu được đâu là nội dung chính, từ khóa nào là từ khóa chính trong trang. Việc này rất quan trọng bởi vì có thể các từ không phải focus keyword lại được nhắc đến nhiều hơn keyword trên trang làm cho công cụ tìm kiếm hiểu nhầm. Việc nhầm lẫn có thể khiến vị trí của website không được cao trên bảng kết quả tìm kiếm.
Một tròng những công cụ tuyệt vời để gia tăng anchor text và focus keyword cho trang chính là Heading và Subheading. Bên cạnh đó, nó còn giúp nhấn mạnh từ khóa hiệu quả hơn, làm nổi bật từ khóa chính, có ích cho công đoạn tối ưu website Onpage. Việc đặt chúng hợp lý giúp tăng trải nghiệm người dùng và ngược lại.
Đối với người dùng Website.
Không chỉ với nhà đầu tư, thẻ Heading và Subheading cũng có vai trò to lớn với người trải nghiệm website. Người dùng có thể biết hoặc không biết Subheading là gì. Nhưng nó giúp người dùng có được cái nhìn tổng quát về nội dụng, nắm rõ ý chính, những vấn đề cụ thể trên trang, bài viết và từng đoạn văn. Giúp cho họ dễ dàng thu thập thông tin và ghi nhớ chúng hơn.
Tham khảo: https://vietadsonline.com/trung-tam-dao-tao-seo/
Đồng thời, chúng giúp người dùng tìm kiếm nhanh chóng nội dung họ cần và dễ dàng tìm, di chuyển đến nội dung mà họ quan tâm. Các Heading và Subheading giúp cho nội dung các đoạn văn được tách ra rõ ràng, gọn gàng và dễ nhìn hơn. Nó giúp người dùng tăng cảm hứng đọc nội dung và tăng trải nghiệm, dần giúp họ hiểu được Subheading là gì.
Cách sử dụng tốt nhất các thẻ Heading, Subheading là gì?
Để hướng tới người dùng một cách hiệu quả nhất khi tạo headings tags đó chính là sử dụng chúng một cách thật tự nhiên. Thẻ tiêu đề để nội dung bao quát nhất. Chia các nội dung liên quan cần làm rõ, cụ thể hóa ở H2. Nếu H2 cần phải chia nhỏ thành các nội dung riêng biệt, hãy sử dụng H3 và cứ như thế đến H6. Đến đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về subheading là gì.
- Thẻ Heading H1: Nội dung chính mà trang muốn đề cập đến, thông thường nên đặt focus keyword vào trong thẻ.
- Thẻ Heading H2: Bổ trợ, mô tả ngắn gọn nội dung chính cần chia nhỏ cho thẻ H1, sử dụng 2 -4 thẻ H2 trong 1 trang là hợp lý nhất .
- Thẻ Heading H3: Thẻ này bổ trợ cho H2, được sử dụng để mô tả chi tiết cho từng ý được cụ thể hơn.
- Thẻ Heading H4: H4 thường được sử dụng mô tả cho những dịch vụ hoặc sản phẩm ít liên quan.
Những điều bạn không nên làm với thẻ Heading.
Khi tạo thẻ heading, các nhà đầu tư SEO cần quan tâm 6 lưu ý chính sau:
- Không sử dụng từ khóa để nhồi nhét heading.
- Trong 1 trang không sử dụng quá một thẻ H1.
- Không dùng hidden text – văn bản ẩn trong tiêu đề H1 để tránh nguy cơ chịu các hình phạt của Google Webspam đến website và ảnh hưởng đến SEO.
- Không viết nội dung các thẻ tiêu đề giống nhau trên trang.
- Không sử dụng thẻ meta title và heading tags cùng một nội dung.
- Không nên sử dụng các kiểu chữ, phông chữ nghệ thuật cho tiêu đề để trang tri website.
Trên đây là những chia sẻ của https://www.facebook.com/TrungTamDaoTaoSeoHaNoiVietAds về Heading, Subheading là gì và tầm quan trọng của chúng. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu Heading, Subheading là gì. Mọi thông tin cần giải đáp về các vấn đề liên quan đến Seo, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.